Doanh nghiệp bạn đang KHỎE MẠNH ở mức độ nào?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng con người chúng ta cần đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Tương tự như sức khỏe con người, doanh nghiệp cũng cần khám sức khỏe để biết được doanh nghiệp đang có vấn đề gì để cải thiện hay không hoặc có vấn đề gì nghiêm trọng và khẩn cấp cần phải giải quyết. Với doanh nghiệp cũng có các hình thức khám sức khỏe dành riêng cho doanh nghiệp.

Các hình thức khám sức khỏe dành riêng cho doanh nghiệp

Các hình thức khám sức khỏe dành riêng cho doanh nghiệp

Khám sức khỏe toàn diện (gọi là Full Assessment hoặc là Maturity Assessment) là một dự án đánh giá và khảo sát sâu về doanh nghiệp bao gồm: Rà soát thượng tầng, hệ thống, quy trình, vận hành; phỏng vấn nhân sự; kiểm tra mẫu; thăm các đơn vị của doanh nghiệp, khảo sát hồ sơ…. Báo cáo toàn diện sẽ thường cần khoảng từ 10 ngày đến 30 ngày tùy quy mô doanh nghiệp. Đây là báo cáo chuyên sâu có sự tham gia của nhiều chuyên gia tư vấn và do đó thường phù hợp với doanh nghiệp có quy mô và thời gian hoạt động nhất định.


Khám sức khỏe doanh nghiệp nhanh (Quick Assessment) là báo cáo về một vài vấn đề doanh nghiệp cần đánh giá hoặc báo cáo tổng quan nhưng với thời gian ngắn và mức độ khảo sát không cần quá sâu. Quick Assessment sẽ chỉ cần vài ngày làm việc và không cần nhiều chuyên gia tham gia. Loại hình khám sức khỏe nhanh này rất phù hợp với các công ty SME và StartUp.


Tự kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp (Self-check) là hình thức doanh nghiệp có thể tự đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp mình thông qua các bảng khảo sát. Đây là hình thức nhanh và ít tốn chi phí nhất. Điểm hạn chế của phương án này là chuyên gia không gặp trực tiếp cũng như không xem xét hồ sơ. Do đó, nhiều thông tin sẽ không được kiểm chứng. Tuy nhiên, báo cáo Self-Check vẫn sẽ phản ánh 70-80% tình trạng sức khỏe thông các hạng mục được xem xét đánh giá. Self-Check rất phù hợp với các doanh nghiệp SME và StartUp.

Tại sao doanh nghiệp lại cần kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp?

Có khá nhiều lý do mà doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp. Trong đó có ba lý do cơ bản như sau:


Lý do đầu tiên
là để chuẩn bị cho một dự án tư vấn. Cũng giống như trước khi điều trị bệnh, bác sỹ cần làm xét nghiệm thì khi trước khi tiến hành thực hiện một dự án tư vấn, đơn vị tư vấn cần khảo sát doanh nghiệp và sẽ thực hiện thông qua khảo sát sức khỏe doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát này thì đơn vị tư vấn mới có được lộ trình tư vấn phù hợp. Cơ địa mỗi người khác nhau nên cùng một triệu chứng, bác sĩ có thể cho thuốc khác nhau. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp có thể gặp vấn đề giống nhau nhưng mà cách giải quyết sẽ khác nhau.

Tại sao doanh nghiệp cần kiểm tra sức khỏe

Lý do thứ hai cũng khá phổ biến là để cho đội ngũ biết “mình đang ở đâu”. Khá nhiều chủ doanh nghiệp mong muốn cải tiến về mặt quản trị để đạt hiệu quả cao hơn nhưng đội ngũ (đặc biệt đội ngũ lâu năm) cho rằng mình đang làm rất tốt và công ty đang hoạt động ổn thì nên giữ cách làm như cũ. Do đó, hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ cho biết các khía cạnh của doanh nghiệp đang ở mức độ nào so với mặt bằng chung và để đạt được chuẩn mực quốc tế thì doanh nghiệp cần làm gì và tốn khoảng bao lâu. Có tới hơn 85% doanh nghiệp chưa áp dụng và thậm chí chưa kết nối được hệ thống quản trị chiến lược tới xây dựng kế hoạch hành động ở các cấp nhân viên. Tuy nhiên, đội ngũ vẫn rất hay “ra dẻ” cho đến khi được kiểm tra và chỉ ra những điểm còn hạn chế.


Lý do thứ ba
đó chính là để chuẩn bị cho đội ngũ kế thừa. Không ít chủ doanh nghiệp có nhu cầu và định hướng sẽ “truyền ngôi” lại cho người kế nhiệm. Để người kế nhiệm có góc nhìn tổng quan và khách quan về tình hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện. Ngoài những thông tín “cứng” về quản trị và vận hành, những thông tin “mềm” cũng sẽ giúp cho người kế nhiệm có thông tin để xây dựng lộ trình chuyển giao và tái cấu trúc doanh nghiệp. Hơn 2/3 doanh nghiệp gặp vấn đề khi chuyển giao thế hệ lãnh đạo đặc biệt là những doanh nghiệp chuyển từ thế hệ F0 (ba mẹ) sang thế hệ F1 (con cái). Một đợt khảo sát cùng với sự đồng hành của chuyên gia tư vấn là điểm khởi đầu cần thiết cho một quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo có thể kéo dài trong nhiều năm.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả khảo sát sức khỏe doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả khảo sát sức khỏe doanh nghiệp như thế nào?

Kết quả khảo sát sẽ thể hiện những đầu mục như: tư duy thượng tầng, chiến lược, hệ thống quản trị, quy trình, văn hóa doanh nghiệp…. Đang ở mức độ như thế nào so với chuẩn mực. Có những vấn đề gì cần báo động hoặc có những phản hồi nào từ nhân viên mà lãnh đạo cần nghiêm túc xem xét…. 


Từ kết quả khảo sát, tùy mục đích và tình trạng sức khỏe, doanh nghiệp với sự giúp đỡ của các chuyên gia có thể lựa chọn những phương án sau:

  • Không làm gì cả: Có thể có (hoặc không có) những vấn đề cần giải quyết, nhưng doanh nghiệp có thể lựa chọn chưa làm gì vì thời điểm chưa phù hợp hoặc còn đang vướng những vấn đề về nhân sự/ tài chính… Việc này phụ thuộc và thực trạng và quyền quyết định của doanh nghiệp. Trong thực tế, có thể có nhiều lý do mà doanh nghiệp/ đội ngũ không muốn giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải.
  • Lựa chọn giải quyết tận gốc các vấn đề: Đây là cách tiếp cận của các doanh nghiệp có tư duy rất tốt và thường sẽ chấp nhận sử dụng thời gian và chi phí để giúp doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao mới. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi thường nhận ra những doanh nghiệp có khát vọng phát triển đạt một ngưỡng cao hơn ( ví dụ: doanh số vượt 1,000 tỷ/ vượt 10,000 tỷ; lợi nhuận vượt ngưỡng 100 tỷ/ 1,000 tỷ; hoặc quy mô thị trường mở rộng….) hoặc đang chuẩn bị cho đội ngũ kế thừa sẽ quyết tâm cao thực hiện phương án này. Chỉ có khoảng 10-20% doanh nghiệp chọn phương án này. Tuy nhiên các doanh nghiệp chọn phương án này có tỷ lệ thành công rất cao vì tính cách dám đương đầu và dám nhìn vào sự thật.
  • Giải quyết nhanh nỗi đau: Đây là cách lựa chọn phổ biến, đặc biệt là khi doanh nghiệp chưa có được đội ngũ nòng cốt (core team) đủ mạnh và cần giải quyết nhanh một số vấn đề cho đỡ “đau đầu”. Đa phần doanh nghiệp sẽ lựa chọn các giải pháp giảm nhanh lỗi vận hành như quy trình, 5S, VM… Đây cũng là một phương án chấp nhận được và cũng có thể là tiền đề để chứng minh hiệu quả và thằng lợi ngắn hạn trước khi họ đề xuất lên lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp phương án tiếp theo nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề.

Kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp chưa phổ biến nhiều do ít doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận một dự án được tư vấn bài bản theo quy chuẩn quốc tế. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng, đặc biệt với các doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển bị chững lại với một ngưỡng doanh số nhất định mà không tăng trưởng đột phá được. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe, những lộ trình “luyện công” cho doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia làm rõ và may đo phù hợp.


Nếu doanh nghiệp bạn có những dấu hiệu sau: (i) doanh số không tăng; (ii) lợi nhuận không tăng; (iii) thị phần không tăng hoặc bị giảm; (iv) không có sản phẩm mới thành công; (v) hoạt động vận hành rời rạc và hay gặp lỗi… thì bạn hãy thực hiện ngay một bài kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp. Chi phí thấp hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy và lợi ích nó đem lại cho doanh nghiệp thì rất nhiều.


Để có thể kiểm tra sức khỏe toàn diện cho doanh nghiệp, liên hệ ngay với
John&Partners nhé. Chúng tôi có đầy đủ gói khám sức khỏe toàn diện với chi phí tốt nhất dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xem gói kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp tại đây bạn nhé!

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: