Kỹ năng nền tảng trong một doanh nghiệp

Kỹ năng (skill) là một thành phần quan trọng và không thể thiết trong năng lực làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhân sự có hình thành những kỹ năng này trong quá trình làm việc hay không và đâu là những kỹ năng tối thiểu mà nhân sự bắt buộc phải có lại là những điểm ít được doanh nghiệp biết đến. Đối với những doanh nghiệp lớn đã đầu tư xây dựng khung năng lực và bài kiểm tra (assessment) cho các kỹ năng thì đây là vấn đề tương đối dễ dàng. Còn với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây không phải câu hỏi dễ trả lời.

Tại sao cần đầu tư vào kỹ năng làm việc cho nhân viên?

Năng lực làm việc và thực thi của một tổ chức sẽ phụ thuộc vào năng lực làm việc của các nhân viên. Trong đó kỹ năng là một phần tạo ra năng lực làm việc. Nếu một tổ chức mà ai cũng giỏi giao tiếp và truyền thông thì những vấn đề phát sinh trong công việc nội bộ hoặc với khách hàng sẽ trôi chảy hơn rất nhiều khi tốn ít thời gian trao đổi hơn và không bị vướng mắc về các vấn đề như là thông tin bị hiểu sai, thiếu hoặc không truyền thông tin không đúng người. Tương tự, kỹ năng giải quyết vấn đề được toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp cùng sử dụng thì các vấn đề phát sinh sẽ từ từ giảm dần và biến mất thay vì đang được đẩy lên cho cấp trên xử lý và bị hiệu ứng tắc cổ chai (bottle neck). Như vậy, kỹ năng của nhân viên không chỉ phục vụ riêng cho công việc nhân viên mà nhân rộng lên, chúng ta sẽ tạo ra một tổ chức có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Tại sao cần đầu tư vào kỹ năng làm việc cho nhân viên?

Đầu tư vào kỹ năng làm việc cho nhân viên sẽ là một khoản đầu tư rất hiệu quả khi nó sẽ có tác động tích cực đến văn hóa doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian (họp hành/ thời gian xử lý vấn đề của các lãnh đạo…) và các bộ kỹ năng là nền tảng cho việc cải tiến liên tục về tối ưu hoạt động của doanh nghiệp. Dưới góc nhìn của Operational Excellence, các vấn đề của tổ chức luôn sẽ phát sinh ở tầng thấp nhất, đó là vận hành. Do đó, khi vấn đề phát sinh, những người biết, hiểu và có thể xử lý ngày đó chính là nhân viên. Như vậy, khi được trang bị đủ kỹ năng, người làm việc sẽ đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào quá trình giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

Những kỹ năng nào sẽ cần thiết?

Kỹ năng mềm nào cần thiết trong môi trường làm việc

Các kỹ năng thường hay được gọi là kỹ năng mềm. Nhưng thực chất khi hiểu đúng, khi sử dụng, các kỹ năng này sẽ không có “mềm” và được “cứng” hóa thông qua việc áp dụng mô hình, phương pháp và công cụ. Nếu các kỹ năng này được điều chỉnh cho tổ chức, sẽ được thêm vào những yếu tố về văn hóa, quy định các phần mềm đang ứng dụng trong doanh nghiệp. Khi được chuẩn hóa về các công cụ và phương pháp, người trong doanh nghiệp sẽ hiểu giống nhau và làm giống nhau. Và những kỹ năng này, không thể hình thành tự nhiên trong quá trình làm việc hoặc sẽ mất nhiều thời gian để nhân viên tự đúc kết ra và vẫn có thể không đầy đủ.

 

Ví dụ: Khi nói về kỹ năng giao tiếp và truyền thông, để được xem là đã được đào tạo và biết kỹ năng này, nhân viên sẽ phải biết được về nguyên tắc phản hồi tích cực, kỹ thuật STAR, ma trận truyền thông trong công việc và trong dự án, công cụ để giao tiếp và truyền thông trong tổ chức… Như vậy, sau khi toàn bộ nhân viên được đào tạo, các việc trao đổi nội bộ và khách hàng sẽ có những sự cải thiện rõ rệt khi nhân viên có công cụ để làm theo và đạt một chuẩn mực nhất định..

 

Có rất nhiều kỹ năng sẽ cần thiết trong suốt quá trình làm việc như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đào tạo, kỹ năng coaching, kỹ năng đổi mới sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian và họp hiệu quả…. Trong đó, có những kỹ năng được xem là nền tảng và gần như mặc định sẽ phải có và có những kỹ năng cao cấp hơn sẽ cần thiết cho các doanh nghiệp tùy theo từng giai đoạn ví dụ: kỹ năng làm việc độc lập, làm việc từ xa; kỹ năng về chuyển đổi số… Những kỹ năng cần thiết cho môi trường làm việc tương lai thường được các tổ chức như: World Economic Forum, Unicef, UN… nghiên cứu và khảo sát để đưa ra những định hướng cho các doanh nghiệp.

Nguồn: Future of Job Report 2020, World Economics Forum

Tất nhiên, tổ chức nào cũng kỳ vọng toàn bộ nhân viên, quản lý và lãnh đạo của mình sẽ ngày càng phát triển tất các các kỹ năng lên mức cao nhất có thể. Tuy nhiên trong thực tế, giới hạn về nguồn lực, thời gian sẽ làm cho doanh nghiệp phải tập trung vào những kỹ năng nào đem lại giá trị nhiều nhất. Trong đó, các kỹ năng nền tảng được xem là bắt buộc và trong rất nhiều tổ chức, các nhóm kỹ năng này nằm trong năng lực chung của doanh nghiệp. Theo ý kiến của các chuyên gia John&Partners, 5 kỹ năng cơ bản doanh nghiệp cần xây dựng làm kỹ năng nền tảng cho nhân viên của mình là:

-    Kỹ năng giao tiếp và truyền thông.

-    Kỹ năng thuyết trình

-    Kỹ năng làm việc nhóm

-    Kỹ năng đàm phán

-    Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

5 Kỹ năng nền tảng đóng góp thế nào cho doanh nghiệp?

Đứng ở cương vị quản lý và lãnh đạo, chắc hẳn ai cũng hiểu được tầm quan trọng và những “nỗi đau” của việc giao tiếp và truyền thông trong nội bộ tổ chức của mình. Việc giao tiếp ko tốt làm cho việc phối hợp giữa các phòng ban không hiệu quả hoặc không đúng như những gì kỳ vọng khi đặt ra những mục tiêu công việc. Song hành với giao tiếp và truyền thông là kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Trong tổ chức, nhân sự phải làm việc nhóm, hoặc là cùng phòng ban hoặc là với các phòng ban khác nhau (hoặc trong dự án) sẽ là những điều sẽ không thay đổi trong rất nhiều năm tiếp theo. Việc phối hợp phát triển đội nhóm, quản lý xung đột, nắm được chu trình phát triển đội nhóm sẽ giúp cho các nhóm làm việc phát huy tối đa năng lực của nhóm. Còn với thuyết trình & đàm phán, việc phải trình bày kế hoạch, giới thiệu sản phẩm, pitching các ý tưởng rồi sau đó đàm phán thương lượng là một phần không thể thiếu trong kinh doanh. Cuối cùng, kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng rất ý được đào tạo và theo khảo sát của chúng tôi, hơn 90% nhân viên chưa được đào tạo về giải quyết vấn đề, trong khi nhân viên chính là người tiếp xúc với các vấn đề sớm nhất và thường xuyên nhất.

5 Kỹ năng nền tảng đóng góp thế nào cho doanh nghiệp?

Như vậy, khi mà từng nhân sự có được những kỹ năng làm việc nền tảng sẽ có tác động trực tiếp và tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Và với những kỹ năng cơ bản, rất nhiều vấn đề thường gặp của doanh nghiệp sẽ được giải quyết và hoạt động trở nên trơn tru hơn.

Làm sao cải thiện những kỹ năng cơ bản cho tổ chức

Đầu tiên, nhân sự mới tham gia doanh nghiệp hoặc chưa được đào tạo sẽ được tham gia làm một bài test nhanh về năm kỹ năng làm việc cơ bản. Qua việc làm này, chúng ra sẽ thấy rõ hơn những kỹ năng nào nhân sự cần cải thiện. Sau đó, doanh nghiệp có thể có một lộ trình để cho nhân sự được đào tạo, kèm cặp để đạt được đúng múc độ về kỹ năng yêu cầu cho vị trí của người đó. Ví dụ, một nhân viên bán hàng cần có kỹ năng thuyết trình và đàm phán ở mức 4/5 mà hiện nay hai kỹ năng này mới chỉ ở mức 2/5. Như vậy, công ty sẽ có lộ trình để anh nhân viên bán hàng này từ từ nâng cao hai kỹ năng cần thiết này lên đạt mức yêu cầu.


Bước tiếp theo, tổ chức có thể đặt ra những yêu cầu cao hơn để anh ta chuẩn bị cho vị trí cao hơn như trở thành quản lý chẳng hạn bằng cách cho anh ta vào lộ trình bổ sung thêm các kỹ năng và kiến thức khác cần thiết cho vị trí mới.

 

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, kỹ năng sẽ rất quan trọng cho tổ chức và để tổ chức ngày càng vững mạnh thì từng những cá nhân trong tổ chức cần được đào tạo và xây dựng một lộ trình phát triển các kỹ năng phù hợp.


Hiện tại, John&Partners đã và đang xây dựng Khóa học Trọn bộ 5 kỹ năng nền tảng nhằm hỗ trợ phát triển bản thân cho các cấp độ. Truy cập ngay John&Partners Store hoặc liên hệ với John&Partners để đăng ký khóa học bổ ích này nhé!

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: