Thách thức và Cơ hội cho Doanh nghiệp Chế tạo sản xuất trong mùa Covid 19


Vào lúc 14h - 16h ngày 11/05/2021 vừa qua đã diễn ra buổi hội thảo dành cho các doanh nghiệp với chủ đề “Ngành sản xuất - chế tạo Việt Nam: Mở đường cho các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch”. Buổi hội thảo diễn ra trên nền tảng trực tuyến Zoom và được tổ chức bởi công ty Informa Market Vietnam với chủ đề hướng đến các doanh nghiệp ngành cơ khí, sản xuất, chế tạo, Webinar lần này có sự góp mặt của 2 diễn giả uy tín: Ông Đào Phan Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, và Tiến sĩ Ngô Công Trường - Sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công Ty Cổ Phần Tư vấn và Giáo dục John&Partners. 

Sau phần mở đầu của ông BT Tee - Tổng giám đốc Công ty Informa Market khai mạc buổi hội thảo, ông Đào Phan Long đã mô tả toàn cảnh của ngành cơ khí chế tạo sản xuất Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021. Trong năm 2020 ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã đạt được rất nhiều sự quan tâm và vốn đầu tư nước ngoài với 14 triệu USD chiếm 47,67 % tổng số vốn đầu tư. Đứng giữa những cơ hội, tiềm năng mới, song song với đó Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Ông nhận định, không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà tất cả các nước khác đều gặp khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Để các doanh nghiệp giữ được tinh thần tích cực trong tình hình không mấy khả quan như hiện nay, diễn giả đưa ra những điều doanh nghiệp cần xem xét lúc này, như đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, tổ chức quản trị doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với các đối tác... Với châm ngôn “Chống dịch như chống giặc”, diễn giả mong muốn các doanh nghiệp song song phát triển kinh tế cùng với phòng ngừa dịch bệnh. 

Lời khuyên đầu tiên trong số các giải pháp ông Đào Phan Long đề xuất cho các doanh nghiệp là hãy nên dành ra thời gian và kinh phí để tìm đến và tiếp cận các tổ chức tư vấn về hệ thống sản xuất tinh gọn. Với châm ngôn “Chuyên môn hóa sâu - hợp tác hóa rộng” diễn giả khuyến khích các doanh nghiệp nên tăng cường và linh hoạt trong sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp chế tạo nên nói Không với lối sản xuất khép kín cổ điển mà thay vào đó là mở rộng quan hệ hợp tác với nhau trong các vùng và khu vực. Thuật ngữ “con sếu đầu đàn” vốn không còn xa lạ với các doanh nghiệp ngày nay. Nó nhằm chỉ những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng quy mô lớn, chất lượng tốt trên thị trường. Nhưng đa phần các doanh nghiệp lớn này chỉ thích làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài bởi lẽ chưa tin tưởng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Chính vì thể nhà nước nên có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp lớn trở thành thị trường cũng như tạo đơn hàng cho cơ khí quy mô nhỏ và vừa có cơ hội phát triển. Giải pháp cuối cùng ông Long đưa ra là khuyến khích các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các chương trình của chính phủ. Và ngược lại từ phía chính phủ cũng nên có những chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp như xem xét hỗ trợ giảm thuế trong thời gian nhất định để phần nào tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong nước. 

Tiếp theo, Tiến sĩ Ngô Công Trường đã chia sẻ về hành trình phục hồi và phát triển cũng như những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Bắt đầu với khái niệm “VUCA” và tiếp tục với mô hình LEAN “Sản xuất tinh gọn - Cắt giảm lãng phí” để giúp các doanh nghiệp tối ưu vận hành trong kinh doanh. Mô hình LEAN không chỉ áp dụng cho ngành chế tạo mà còn có thể áp dụng cho các ngành dịch vụ. LEAN được phát triển thành tư duy tinh gọn, đặc biệt trong thời gian Covid LEAN càng hiệu quả - làm sao tinh gọn bộ máy nhất có thể. LEAN giúp loại bỏ những lãng phí bằng cách loại bỏ những công việc không tạo ra giá trị cần thiết và làm đúng ngay từ đầu. Diễn giả cũng đưa ra những dẫn chứng thực tế để chứng minh cho việc áp dụng tư duy tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam. Chẳng hạn như THACO với tư duy “Làm đúng ngay từ đầu” (Right in the first time) ngay từ bước đầu thành lập họ đã áp dụng LEAN vào quy trình vận hành của mình và không quá phụ thuộc vào nhân lực. Một ví dụ điển hình khác là Dabaco Group, một doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành 3F. Với tư duy “Làm việc thông minh hơn” doanh nghiệp đã cho mở rộng thêm nhà máy, thay vì tăng số lượng công nhân họ chọn tăng lương cho công nhân để hiệu suất được nâng cao hơn. Như vậy để tồn tại trong mùa dịch này, các doanh nghiệp ngành sản xuất chế tạo phải biết “Tư duy nhiều hơn lãng phí ít hơn”, có vậy mới có thể vững vàng tiến bước.

Phần cuối của buổi hội thảo là trao đổi trực tiếp khá sôi nổi giữa diễn giả và doanh nghiệp. Từ đây các doanh nghiệp đã phần nào tháo gỡ được nút thắt về những khó khăn, vấn đề gặp phải. Đề từ đó có cái nhìn tổng quát và những thay đổi trong suy nghĩ và mô hình vận hành doanh nghiệp. Webinar chia sẻ trực tuyến chỉ diễn ra trong vòng 2 giờ nhưng đem lại những hưởng ứng tích cực từ phía người tham dự, đem lại cho họ những thông tin bổ ích để có thể áp dụng thực tế ngay cho doanh nghiệp của mình.

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: