Thư ngỏ gửi đến cho Quý đối tác nhà máy

Thân gửi!


Lời nói đầu tiên, John&Partners xin gửi tới Quý Doanh nghiệp lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công. 


Công ty John&Partners được thành lập với mong muốn trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành.

Với phương châm “Xuất sắc là khó” nhưng “Xuất sắc thúc đẩy” sẽ giúp đội ngũ của chúng tôi cam kết luôn mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. John&Partners luôn tuân thủ một bộ nguyên tắc giúp chúng tôi “Thúc đẩy thay đổi và xây dựng nhà lãnh đạo” một cách hiệu quả. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng “Cùng nhau phát triển bền vững và tiến xa hơn!”.


Trong bức thư ngắn này, chúng tôi mong muốn chia sẻ một số thông tin liên quan đến tình hình chung được nhận định trong tháng 9, bao gồm những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đâu là những nhu cầu thực tế về quản trị sản xuất đang diễn ra để Quý doanh nghiệp có thể có sự chuẩn bị tốt nhất.

1. Chuỗi cung ứng còn mất nhiều thời gian để ổn định

Theo khảo sát của Hiệp hội Chất Lượng Hoa Kỳ, ASQ (đăng trong tạp chí tháng 9 của ASQ) có tới 44% lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất cho rằng phải đến cuối năm 2023 thì chuỗi cung ứng toàn cầu mới khôi phục lại trạng thái ổn định. Trong đó, 85% người được hỏi đã nói rằng: việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm qua là thách thức lớn nhất trong suốt cuộc đời đi làm của họ.

Chuỗi cung ứng còn mất nhiều thời gian để ổn định
2. Sức ép của điều chỉnh lãi suất và tỷ giá

Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đồng USD sẽ trực tiếp gây nên những tác động đến Việt Nam nói chung và lĩnh vực hoạt động kinh doanh nói riêng. Ngân Hàng Nhà Nước đã bán ra 21 tỷ USD từ đầu năm đến nay, chiến 19% tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có nền tảng tốt hơn rất nhiều so với 2008, nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước sức ép phải điều chỉnh tỷ giá hoặc tăng lãi suất VND nhằm giảm tác động của dòng tiền đầu tư sẽ rút về Mỹ để hưởng mức lãi suất cao hơn. Một thách thức nữa là sức mua sẽ giảm tại các thị trường đang đối mặt với suy thoái và lãi suất tăng như tại Châu Âu.


3. Nhiều bất ổn hơn trong khu vực - Cơ hội và thách thức

Việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách zero-covid và những hành động áp lực lên Đài Loan đã gây ảnh hưởng nhất định với Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nào có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp từ thị trường Trung Quốc.


Mặc dù có nhiều dư địa, nhưng việc dịch chuyển FDI từ Trung Quốc qua Việt Nam vẫn còn là câu chuyện dài khi nhiều yếu tố Việt Nam vẫn chưa đáp ứng tốt như năng lượng (tổng sản lượng điện của Việt Nam mới chỉ bằng 40% sản lượng tiêu thụ tại Quảng Đông), yếu tố về kết nối hạ tầng và chất lượng nhân sự…


Việc Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ thăm Đài Loan và gặp gỡ chủ tịch TSMC, doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất chip và chất bán dẫn cũng dấy lên nhiều lo ngại về mảng sản xuất đặc biệt quan trọng này (khả năng chuyển dịch ra khỏi Đài Loan). Đồng thời, đối với các nhà sản xuất điện tử cũng sẽ tìm kiếm những giải pháp thay thế khi các công ty sản xuất Chip và bán dẫn Trung Quốc tận dụng cơ hội này.


Những doanh nghiệp sản xuất khác đã và đang làm gì để chuẩn bị cho 3 năm sắp tới? Liệu ba năm tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn và đâu đó, hình dáng bối cảnh của những năm 2010 - 2012 đang trở lại?


Dưới đây là những hành động chúng tôi tổng hợp được và kiến nghị các doanh nghiệp sản xuất tham khảo thực hiện:


1.Xác định lại Mô hình kinh doanh và chiến lược: khoảng 1/3 doanh nghiệp được John&Partners tư vấn đang thực hiện xây dựng hoặc rà soát lại. Lý do khá dễ hiểu: doanh nghiệp khi đứng trước những thay đổi về yếu tố bên trong và bên ngoài mà có những yếu tố sau thì bắt buộc phải rà soát lại các phần về thượng tầng:

  1. Doanh thu không thể tăng
  2. Lợi nhuận không thể tăng
  3. Thị phần không thể tăng
  4. Không thể có sản phẩm mới đột phá

Xác định lại Mô hình kinh doanh và chiến lược

2. Xây dựng Kế hoạch kinh doanh dự phòng (Business Continuity Plan - BCP):

Tháng vừa qua có một sự kiện mà chắc hẳn ai cũng biết đó chính là Nữ Hoàng Anh qua đời. Tuy nhiên, ít người biết là Chính Phủ và Hoàng Gia Anh đã có kịch bản (BCP) cho sự kiện này từ trước ngày xảy ra tới 60 năm và được review chỉnh sửa hàng năm với sự tham gia trực tiếp của Nữ Hoàng Anh. Đây chính là kế hoạch được đặt tên là “Operation London Bridge”. Khi sự kiện “London Bridge down” diễn ra thì tất cả các phương án đã được chuẩn bị (vd: kịch bản Nữ Hoàng mất tại Anh/ kịch bản mất tại Scotland/ kịch bản mất tại nước ngoài…) và kích hoạt các quy trình (vd: Quy trình 10 ngày tổ chức quốc tang) để việc tổ chức tang lễ được diễn ra long trọng. Qua câu chuyện này, chúng ta kết hợp lại với việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh dự phòng BCP cho các doanh nghiệp.


Theo khảo sát của John&Partners, có tới hơn 80% doanh nghiệp chưa xây BCP. Do đó, những ảnh hưởng, biến động và những sự cố phát sinh (vận chuyển/ chuỗi cung ứng/ nguồn hàng/ thiên tai/ hỏa hoạn…) sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mất thời cơ và thậm chí không thể khôi phục lại hoạt động như ban đầu.

 

Do đó, đứng trước diễn biến VUCA (trạng thái không ổn định và khó lường trước) doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cần dành thời gian xây dựng và thậm chí thực hành BCP.


3. Gia tăng lợi nhuận bằng việc đầu tư vào nội tại - tinh gọn doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đều mong muốn tăng giá bán để có biên lợi nhuận tốt hơn và dẫn đến có lợi nhuận tốt hơn. Trong thực tế và trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc tăng giá bán có thể gặp nhiều khó khăn và không hề dễ dàng. Khi đó, giải pháp nhiều doanh nghiệp đã nghĩ tới nhưng chưa thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện đó là tối ưu hóa vận hành và giảm lãng phí thông qua hoạt động cải tiến (improvement) và tinh gọn (lean).


Đây là hoạt động hiện nay các doanh nghiệp sản xuất (50% doanh nghiệp được hỏi đang triển khai) đang đẩy mạnh trong bối cảnh cần phải kiếm lợi nhuận từ giảm thiểu lãng phí. Một số thành quả đối với những doanh nghiệp sản xuất đang ở mức độ cơ bản về tối ưu sản xuất:

  1. Cải tiến 10-15% OEE (overall equipment effectiveness - chỉ số tổng thể về hiệu suất thiết bị) trong vòng 12-18 tháng
  2. Giảm 5-10% lãng phí trong vòng 12 tháng.
  3. Giảm khoảng 1 tỷ đồng chi phí doanh nghiệp với mỗi dự án cải tiến cấp độ đai xanh (Breen Belt)
  4. Giảm và triệt tiêu tai nạn lao động trong 12-24 tháng

CASE STUDY - NEOVIA


Hiện nay, trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất đang đẩy mạnh việc tinh gọn và giảm lãng phí. Ngày càng nhiều case study thành công là những ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp tham khảo và noi theo, ví dụ như: Dự án Neovia

Dự án Neovia

Thông tin 

Tập đoàn Neovia (Pháp) có 60 năm kinh nghiệm với sứ mệnh ứng phó với những thách thức về cung cấp, an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững tài nguyên trong tương lai. Tại Việt Nam, Công ty có 5 nhà máy, 2 trung tâm nghiên cứu (thủy sản và gia cầm), 2 trại giống (heo và vịt), phòng thí nghiệm độc lập với hơn 900 nhân sự giàu kinh nghiệm.


Vấn đề cần giải quyết

  • Xây dựng chiến lược quản trị hiệu suất tổng thể cho các nhà máy của Neovia.
  • Đặc thù quản trị hiệu suất sản xuất trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có hao hụt, lãng phí khó kiểm soát do ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời tiết (nhiệt độ / độ ẩm).
  • Đội ngũ team đối ứng là sự hòa hợp đa sắc tộc, đa văn hóa và có trình độ tri thức dàn trải (do đặc thù xuất phát điểm của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi). Ban TGĐ rất am hiểu về Operational Excellence (OE) nên họ đã tiếp xúc rất nhiều đơn vị tư vấn nhưng không lựa chọn được vì chưa đạt yêu cầu.
  • John&Partners là đơn vị cuối cùng tham gia đấu thầu và nhận được sự đồng thuận từ Giám Đốc người Pháp ngay sau buổi gặp mặt đầu tiên.


Giải pháp của John&Partners

  • Cụ thể hóa chiến lược xây dựng OEE cho các nhà máy thành lộ trình triển khai chi tiết với các hoạt động cụ thể.
  • Thực hiện đào tạo song song cho các cấp quản lý người Pháp, người Việt về tư duy OE, OEE trong quản trị sản xuất. Triển khai các chương trình OE Tour và đào tạo hỗ trợ cho các Giám Đốc nhà máy từ Indonesia tham quan, học hỏi.
  • Thiết kế toàn bộ các thông tin nhận biết, thông báo, hướng dẫn dưới dạng trực quan hóa bằng hình ảnh cho phép tất cả nhân sự (không phân biệt trình độ) tham gia dự án.


Kết quả

  • Trong 2 năm, 2017 -2019, dự án hoàn thành triển khai giai đoạn 1&2, hoàn tất triển khai cho nhà máy Bình Dương, Đồng Tháp.
  • Tăng OEE nhà máy từ 58% đến 78% với rất ít chi phí đầu tư.
  • Được Tập Đoàn đánh giá là một trong những Dự án cực kỳ thành công.


Hy vọng với bài viết này, Quý Doanh nghiệp sẽ có thể biết thêm một số thông tin, kiến thức hữu ích về tình hình chung được nhận định trong tháng 9, từ đó có những giải pháp phù hợp cho quá trình sản xuất, ổn định và hiệu quả nhất!

Công ty cổ phần Tư vấn và Giáo dục John&Partners là đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề của Doanh nghiệp nhằm hướng đến Mô hình tối ưu hóa vận hành.

 

John&Partners mang đến cho khách hàng 4 giải pháp chính: Tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp, Đào tạo chuyên sâu, Coaching - huấn luyện thực hành và chương trình Team Building gắn kết đội ngũ nhân viên.

 

Với trên 10 năm kinh nghiệm, John&Partners đã hợp tác với nhiều tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn đa ngành và các công ty lớn ở Việt Nam tối đa hóa giá trị bằng nguồn lực tối thiểu, giải quyết các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

 

Để cập nhật các thông tin và chương trình của John&Partners sớm và đầy đủ nhất, Quý Doanh nghiệp vui lòng truy cập: (Vui lòng bỏ qua nếu đã truy cập) 



Chúc Quý Doanh nghiệp sức khỏe và thành công!

Trân trọng.

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: