Hiểu đúng về cơ chế vốn và định giá doanh nghiệp

Trong tháng vừa qua, có ít nhất 10 doanh nghiệp đã hỏi John&Partners về lộ trình tư vấn IPO theo “Cơ chế vốn” - Capital Mechanism. Thế nhưng thực sự thì cơ chế vốn là gì và nó có phải là chiếc đũa thần và tại sao khái niệm này lại được sự quan tâm.

Cơ chế vốn là gì?

Đầu tiên, Cơ chế vốn hay Capital Mechanism không có định nghĩa chính thức trong các khái niệm về tài chính (người đọc có thể tra google, sẽ không có nhiều kết quả). Hiện nay, khái niệm này đang được truyền tải ở Việt Nam theo ý nghĩa là huy động vốn từ nhà đầu tư để mở rộng kinh doanh và tăng giá trị doanh nghiệp. Do đó về bản chất, khái niệm này không có ý nghĩa gì mới vì trong tài chính, huy động hay sắp xếp cấu trúc vốn doanh nghiệp (capital structure) là một chức năng của tài chính doanh nghiệp đã tồn tại rất lâu và được áp dụng rộng rãi trong quản trị doanh nghiệp.

Tìm hiểu về khái niệm Cơ chế vốn

Tuy nhiên, nếu các Start-Up hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều kiến thức về quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ thấy đây là điều mới lạ. Và nếu không nắm kỹ những nền tảng thì rất dễ bị hiểu sai và đưa ra những quyết định sai.

Hiểu đúng về huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động của doanh nghiệp nhằm bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh và những dự án sẽ đầu tư của doanh nghiệp. Có hai nhóm chính để huy động là vay mượn (nợ, trái phiếu) và huy động vốn chủ (cổ phần). Ngoài ra về sản phẩm, phương thức thì rất đa dạng và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ngành nghề các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức huy động hay sản phẩm huy động phù hợp.

Hiểu đúng về Huy động vốn

Do đó, doanh nghiệp có thể có nhiều lần huy động vốn (cả vốn vay lẫn huy động vốn cổ phần) trước khi quyết định IPO và niêm yết. Những vòng gọi vốn có thể chia làm nhiều đợt và số tiền huy động từng đợt có thể rất khác nhau. Những vòng này có thể được gọi là Pre-seed, seed, series A, series B… Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam, không nhất thiết (hoặc đa số) các startup phải đi theo những vòng gọi vốn như vậy mà phải tùy thuộc vào tình hình thực tế. Với các startup có kế hoạch tốt và đội ngũ founder có nhiều kinh nghiệm, các vòng gọi vốn sẽ phù hợp với kế hoạch dòng tiền được xây dựng bài bản. Còn lại, doanh nghiệp StartUp cần phải chuẩn bị kịch bản cho việc tồn tại, nên việc huy động không theo kế hoạch định sẵn là thường xuyên xảy ra.

Định giá doanh nghiệp 

Huy động vốn nhiều vòng có giúp doanh nghiệp tăng định giá không? Việc huy động vốn bao nhiêu vòng đi nữa cũng không thể giúp doanh nghiệp tăng định giá nếu các yếu tố cốt lõi không thay đổi. Ví dụ: (không thay đổi về tính năng (thất bại về thời gian triển khai), margin, số lượng người dùng, lãi, chi phí lấy người dùng mới, độ phủ….). Do đó, việc doanh nghiệp hiểu là mỗi vòng huy động thì giá trị doanh nghiệp tăng lên là không chính xác mà cần hiểu đúng là sau mỗi vòng huy động, nếu các yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh có tăng trưởng thì giá trị doanh nghiệp sẽ tăng trưởng.

Định giá doanh nghiệp đúng cách

Để dễ hiểu: chúng ta dùng ví dụ của một chuỗi bán quần áo. Giả định là sau vòng huy động trước, công ty đang được định giá là 100 tỷ và có thêm 10 tỷ tiền mặt vừa huy động được. Công ty dùng 10 tỷ mở thêm 10 cửa tiệm mới. Tuy nhiên, 10 cửa tiệm này không thành công và gây lỗ dẫn tới việc phải đóng cửa toàn bộ và thậm chí còn gây ảnh hưởng tới thương hiệu và nghi ngờ về chất lượng dịch vụ của thương hiệu. Lúc này, có nhà đầu tư mới tham dự và họ chỉ định giá công ty 80 tỷ (vì họ cho rằng tình hình công ty không tốt như lần gọi vốn trước) và họ có thể tham gia 10 tỷ. Như vậy, nếu công ty đồng ý với thỏa thuận này thì định giá sau khi gọi vốn vòng này chỉ là 90 tỷ.


Do đó, một trong những điều doanh nghiệp cần tránh là đưa ra các cam kết với cổ đông rằng vòng gọi vốn sau sẽ có định giá cao hơn vòng trước. Trong kinh doanh, sẽ có rất nhiều yếu tố không đoán trước được, do đó, có rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải chấp nhận một định giá thấp nhưng có tiền để duy trì hoạt động kinh doanh.


Tóm lại, cơ chế vốn hay gọi vốn nhiều vòng hay IPO (tham khảo bài viết về IPO) là một phần trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Không có một bí mật hay là chiếc đũa thần. Một trong những việc cần tránh đối với StartUp và SMEs đó là so sánh mình với các Kỳ Lân hoặc các trường hợp gọi vốn thành công ấn tượng. Hãy thực tế vì tỷ lệ để có một Kỳ Lân hoặc những trường hợp gọi vốn đột phá là không nhiều và không chắc StartUp sẽ đủ sức hút tương tự với nhà đầu tư. Trước khi đi gọi vốn, StartUp cần hoàn thiện Mô hình kinh doanh của mình để trình bày, đồng thời cần nắm rõ về khái niệm Quan hệ nhà đầu tư cũng như cách thức xây dựng năng lực huy động vốn dài hạn của mình. Lý do rất đơn giản: huy động vốn và quan hệ với các nhà đầu tư là việc làm thường xuyên cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Hãy hiểu đúng để tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp của mình ở khả năng huy động vốn tốt hơn so với đối thủ.


Huy động vốn chính là một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại, phát triển và giá trị của doanh nghiệp. Vậy nên đây được xem là vấn đề thiết yếu mà không nhà quản trị nào được bỏ quên. Thông qua bài viết trên, hy vọng các nhà quản trị doanh nghiệp có thể một phần nào hiểu rõ về Cơ chế vốn, Huy động vốn và định giá doanh nghiệp. Nếu còn những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với
John&Partners để được tư vấn hoặc tham gia lớp học Huy động vốn để cập nhật kiến thức và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất nhé!

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: