4 lưu ý khi Đào tạo Coaching và Xây dựng Văn hóa Coaching

Thời điểm cuối năm, các công ty đang chuẩn bị làm kế hoạch L&D cho năm sau. Ngoài một số chương trình đào tạo theo xu hướng (như ESG - Environment, Social, Governance, DEI - Diversity, equity and inclusion, Lean - tinh gọn…), có một kỹ năng cần được bổ sung, kỹ năng này không mới nhưng rất dễ bị nhiễu thông tin quá: đó là kỹ năng Coaching. Các doanh nghiệp, cụ thể là các anh chị L&D cần biết một số điểm lưu ý để xây dựng chương trình phát triển kỹ năng coaching phù hợp.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI COACHING

Có rất nhiều loại coaching có thể nói tới như: life coach, health coach, career coach, IDP coaching (phát triển cá nhân)…. Để đơn giản, chúng ta sẽ chia ra làm 2 nhóm là personal coaching (thường được gọi là “khai vấn”) và business coaching (thường được gọi là “huấn luyện và kèm cặp”). Cách phân biệt hai nhóm này dựa vào đối tượng được coach và đối tượng thụ hưởng thành quả của việc coach. (hoặc cũng có thể phân biệt theo Who Pay - người trả tiền và Who use - người sử dụng).

Phân biệt các loại coaching chính

a. Personal coach: người được coach cũng chính là người thụ hưởng kết quả (thường là life coach, career coach, health coach...). Hiểu đơn giản là kết quả của việc coach này tác động đến cá nhân người được coach và kết quả kết thúc tại đây.


b. Business coach: doanh nghiệp sẽ trả tiền để nhân viên được coach. Việc coach đó sẽ hướng tới việc đạt được các mục tiêu rõ ràng và có lợi cho tổ chức. Ví dụ: Coaching dự án cải tiến, Coaching dự án làm quy trình, Coaching cho quản lý để lấp một số kỹ năng còn thiếu trong khung năng lực, Coach cho NextGen (người kế thừa)... Do đó, người được coach phải có tác động đến tổ chức thông qua công việc của mình và khi đó, thành quả/ kết quả tốt được sinh ra và đối tượng thụ hưởng thành quả này là tổ chức.


Note: trường hợp tổ chức trả chi phí personal coach cho nhân viên (vd: life coach, mental health coach, health coach…) nên được xem làm một hình thức tặng lợi ích (benefit) cho nhân viên hơn là chương trình business coach.

MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC COACH VÀ KỸ THUẬT

Điểm thứ hai cần quan tâm là mục đích trả tiền (hoặc ít nhất phải đánh đổi thời gian/ chi phí cơ hội khi tổ chức sử dụng coach inhouse). Với personal coach, thì người trả tiền sẽ mong muốn mình được coach, chứ ko phải là được mentor hay là chỉ dạy - training/ lecturing (tất nhiên có thể kết hợp nhưng chỉ trong một chừng mực nào đó tùy theo thể loại coach).


Với business coach, thì hiểu đúng là: Doanh nghiệp cần giải quyết một vấn đề gì đó và đơn vị tư vấn đưa ra giải pháp. Giải pháp đó có thể gọi là coach nhưng trong thực tế, người chuyên gia có thể dùng rất nhiều phương pháp: cả đào tạo, cả định hướng, cầm tay chỉ việc...  miễn sao đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp. Lúc này, coaching (hay các kỹ thuật khác) là công cụ: ví dụ như cái búa, cái xẻng, cái kìm... nếu nhiệm vụ là đóng đinh, xẻng hay búa đóng được là hoàn thành. Doanh nghiệp cần giải quyết một việc và giải quyết việc đó bằng công cụ gì thì ko quá quan trọng bằng việc đạt mục tiêu đó. (nói vui là nếu bạn đứng niệm chú mà doanh nghiệp đạt mục tiêu thì họ cũng vui vẻ trả tiền, không cần coach).

Mục đích của việc Coaching giữa người được Coach và kỹ thuật

Ví dụ: một người được thuê để coach cho một số NextGen (người kế thừa/ thế hệ lãnh đạo kế cận) trong 6 tháng. Mục tiêu là sau khi coach 6 tháng thì các bạn NextGen này: (i). lấp được GAP trong khung năng lực (đo bằng assessment); (ii). có achievement nhất định trong công việc (KPI hoặc dự án các bạn làm hoàn thành). Trong thực tế, thời gian coach có thể chỉ là 50%, 50% thời gian người coach phải đào tạo, định hướng, hướng dẫn (vì NextGen có thể bị thiếu nền tảng kiến thức). Kết quả đạt được đáp ứng đúng mong muốn của doanh nghiệp thì như vậy giải pháp đã thành công.

COACHING MODEL VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ COACHING

Coaching hiện nay được xem là một hệ thống phi tiêu chuẩn. Do đó, mỗi tổ chức coaching sẽ có những tiêu chuẩn, quy định, mô hình coaching (model) của từng tổ chức. Có rất nhiều model dùng cho coaching khác nhau. Tổ chức về coaching nổi tiếng ICF (International Coaching Federation) có một số mô hình coaching được nhiều người sử dụng, tuy nhiên, chúng ta cần hiểu là ICF cũng chỉ là một tổ chức nên chuẩn mực về coach/model coaching không được quy định bởi ICF (trừ trường hợp thành viên của ICF thì cần theo quy định của ICF). Các tổ chức khác cũng có những mô hình khác và quy định khác về coaching. Do đó:


a. Bạn là coach thuộc tổ chức nào thì bạn tuân theo quy định/mô hình/phương pháp của tổ chức đó. Nhưng không có nghĩa là các tổ chức khác làm sai và mô hình/phương pháp khác không xài được.

b. Bạn là coach tự do: bạn muốn làm sao thì làm, muốn dùng võ công/phương pháp gì thì tùy bạn (lưu ý là bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra môn phái coaching mới), miễn là phù hợp luật pháp/ business ethics, khách hàng sẵn sàng chi trả và có thể đem lại kết quả.

c. Có sự khác nhau vô cùng lớn giữa personal coach và business coach. Nhắc lại là VÔ CÙNG LỚN. Do đó, so sánh 2 loại coaching này về skills/ model/ kiến thức là không so sánh được.

COACHING TRONG DOANH NGHIỆP VÀ LƯU Ý

Lưu ý khi Coaching trong doanh nghiệp

Phần này sẽ dành cho các anh chị L&D để tránh bị rối khi xây dựng các khóa học/ chương trình coaching nội bộ.


a. Đầu tiên là Coaching skill là một kỹ năng. Kỹ năng trong tổ chức thì sẽ cần được "cứng hóa" chứ không có "mềm". Có nghĩa là coaching skill khi dùng trong doanh nghiệp cũng sẽ có mô hình/ phương pháp, quy trình, process, template, deadline, form, checklist, đo lường, khen, thưởng, phạt.... Doanh nghiệp muốn có văn hóa coaching thì mọi người phải được học Coach giống nhau, hiểu giống nhau, thực hiện theo một quy chuẩn giống nhau thì mới làm giống nhau một cách lâu dài và như vậy thì mới hình thành được văn hóa coaching.

b. Nhân sự học xong coaching vẫn không xài được. Khác với personal coach, business coaching cần nền kiến thức rất nhiều. Một người sếp đang làm ngành xây dựng (dù level master coach) chuyển qua làm banking.... Người sếp sẽ không coach được vì khoảng cách kiến thức quá lớn. Ví dụ khác: một người sếp người Nhật, cùng lĩnh vực, nhưng được chuyển từ Nhật qua Việt Nam, người sếp này cũng sẽ rất khó khăn để coach cho nhân viên. Hai người này phải cần thời gian để xây lại nền kiến thức (vd:về ngành/ về thị trường) thì lúc đó mới phát huy được kỹ năng coach. Thậm chí, hai người này mới là người cần được coach.


Nếu nói về khía cạnh kỹ thuật, lúc này khi chuyển ngành/ thị trường thì năng lực Coaching của mấy người này bị thay đổi. Việc này được phân tích như sau:

  • Kỹ năng coach của hai người này thì vẫn còn.
  • Những kiến thức để phát huy kỹ năng coach bị tụt lùi lại.


Như vậy được hiểu là đánh giá năng lực bằng assessment (bài đánh giá năng lực) lại thì năng lực coaching bị tụt lùi (vd: từ 5/5 xuống còn 2/5). Lúc này, doanh nghiệp cần lấp lại GAP (khoảng cách) này cho hai người này.


Sẽ có rất nhiều người phản biện là kiến thức không quan trọng trong coaching. Với personal coaching thì tôi không chắc chắn phát biểu này đúng không. Còn business coach thì kiến thức rất quan trọng và để chứng minh điều này, bạn có thể đưa ra profile của các business coach cho doanh nghiệp của bạn lựa chọn. Nếu thông tin profile không chứng minh được kiến thức thì mình tin chắc là người coach không được chọn.. 


Tổng hợp ngắn gọn bốn lưu ý khi triển khai coaching cho doanh nghiệp, hy vọng qua bài viết ngắn này giúp các anh chị L&D hiểu rõ hơn về coaching cho doanh nghiệp khác với coaching cho cá nhân như thế nào.


Coaching là một cách tiết kiệm thời gian lại hiệu quả để nhận được kết quả phát triển doanh nghiệp như mong đợi. Để được điều đấy thì đơn vị Coaching phải là đơn vị có uy tín, kiến thức và kinh nghiệm. Nếu bạn đang tìm một đơn vị Coaching như vậy thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho John&Partners để nhận tư vấn chi tiết nhé!

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: