6 bước để làm cho nơi làm việc của bạn thuận tiện hơn cho mọi người

Khả năng tăng tiếp cận (accessibility) cho các nhân viên kể cả khuyết tật lẫn người bình thường là một chủ đề nóng tại các nước phát triển bởi môi trường làm việc ngày càng cần được xây dựng tốt hơn để tận dụng những con người tốt nhất và giúp họ vượt qua các khó khăn của bản thân để tạo ra giá trị cho công ty và xã hội.


John&Partners xin giới thiệu bài lược dịch về 6 bước có thể làm để tạo ra môi trường làm việc thuận tiện hơn của tác giả Claire Hopkins đăng trên tạp chí ASQ Quality tháng 10.2022

6 bước để làm cho nơi làm việc của bạn thuận tiện hơn cho mọi người

Theo cách thông thường chúng ta hay nghĩ rằng thúc đẩy chất lượng không chỉ nằm trong một bộ phận biệt lập trong một tổ chức (vd: như phòng quản lý chất lượng), mà là  một phần vốn có của văn hóa công ty, khả năng tiếp cận và sử dụng tiện ích của tất cả mọi người nên được xem xét ở mọi khía cạnh của nơi làm việc.


Cứ bốn người ở Hoa Kỳ thì có một người bị khuyết tật, 1 người bao gồm những người ở độ tuổi, chủng tộc, giới tính và tất cả các nhân khẩu học khác. Những cá nhân này xứng đáng được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, trải nghiệm và không gian, nhưng đó không phải là thực tế của xã hội chúng ta.


Chỉ bằng cách chủ động thêm vào những khả năng tiếp cận vào nơi làm việc, chúng ta mới có thể tạo ra những không gian thực sự có thể tiếp cận và tiện ích sử dụng được với tất cả mọi người. Các cá nhân không cần phải tiết lộ tình trạng khuyết tật của mình, cũng như không cần phải liên tục đấu tranh mới được sự phù hợp về tiện ích và khả năng tiếp cận.


Khi nghĩ về khả năng tiếp cận/ tiện ích, bạn có thể nghĩ đến đường dốc hoặc thang máy dành cho xe lăn. Mặc dù những điều này rất quan trọng đối với những người có nhu cầu di chuyển, nhưng chúng chỉ là một khía cạnh nhỏ của việc tạo ra một không gian có thể tiếp cận được.


Dưới đây là danh sách sáu bước bạn có thể thực hiện để làm cho công việc trong công ty dễ tiếp cận hơn với các đồng nghiệp khuyết tật của bạn. Ngay cả khi bạn không ở vị trí quản lý hoặc điều hành, bạn có thể ủng hộ khả năng tiếp cận. Tích hợp khả năng tiếp cận vào các cuộc họp mà bạn tổ chức và tạo điều kiện, biến nó thành một khía cạnh trong quá trình tạo và cải tiến quy trình của bạn, đồng thời ủng hộ nó khi lập kế hoạch các sự kiện tại nơi làm việc. Khả năng tiếp cận phải là
một phần của mọi quy trình, không phải là một suy nghĩ sau đó.

1. Luôn luôn sử dụng phụ đề và khuếch đại âm thanh 

Luôn luôn sử dụng phụ đề và khuếch đại âm thanh

Chú thích, hoặc phụ đề, giúp nội dung có thể truy cập được đối với những khiếm thính, nhưng họ không phải là những người duy nhất được hưởng lợi. Ví dụ, cung cấp phụ đề trong một bài thuyết trình hoặc cuộc họp, mang lại lợi ích cho những cá nhân phải xử lý âm thanh (vd: ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ) và còn đem lợi ích những người tham gia làm việc trong không gian ồn ào vẫn tiếp thu được.


Đối với nội dung được ghi trước, có rất nhiều cách để tự động tạo phụ đề có thể được đọc lại và đồng bộ hóa với video. Đối với các bản trình bày trực tiếp, ngay cả phụ đề tự động cũng cung cấp khả năng truy cập tốt hơn khi không có phụ đề và nhiều chương trình phần mềm có khả năng được tích hợp sẵn (PowerPoint chẳng hạn).


Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nếu bạn đang trình bày hoặc tạo nội dung, việc thêm phụ đề phải là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của bạn. Cũng giống như bạn dự định có các bài trình bày dễ đọc và ghi chú cá nhân cho bản trình bày, bạn nên có kế hoạch cung cấp phụ đề. Đối với lượng lớn khán giả hoặc nội dung được chia sẻ công khai, hãy cân nhắc cung cấp thông dịch ngôn ngữ ký hiệu (sign language).


Khi nói đến các bài thuyết trình hoặc hội thảo trực tiếp, tất cả chúng ta đều đã từng thấy: người thuyết trình bỏ micrô, cao giọng và gọi, “Tất cả các bạn đều có thể nghe thấy tôi, phải không? Tôi không cần cái này” và người thuyết trình tiếp tục trình bày mà không có hệ thống âm thanh có sẵn. Thực tế là sẽ có người không thể nghe thấy người thuyết trình, nhưng họ không có tùy chọn nào khác và họ cũng không thể làm gì được. Đối với bất kỳ sự kiện trực tiếp nào lớn hơn phòng hội nghị, hãy sử dụng micro và loa để đảm bảo mọi người đều có thể nghe thấy những gì đang được nói.

2. Xem xét khả năng tiếp cận các tiện ích

Khả năng tiếp cận có lẽ là điều đầu tiên mà một người nghĩ đến khi nói đến những tiện ích. Những thứ như thang máy, nút ấn để mở cửa và đường dốc đều giúp tăng khả năng tiếp cận cho người đi xe lăn và người có nhu cầu di chuyển. 


Nhưng chúng ta cần giúp cho mọi người có thể dụng tiện ích trong một không gian đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn thế. Chúng ta cần luôn đảm bảo rằng các sự kiện có chỗ ngồi rộng rãi. Điều này có lợi cho những người bị khuyết tật vận động, bệnh tim và hen suyễn.

Xem xét khả năng tiếp cận các tiện ích

Cung cấp chỗ ngồi rộng rãi trong toàn bộ nơi làm việc của bạn để có thể phù hợp với các cá nhân ở bất kỳ kích thước nào và cần cài đặt các nút nhấn cho tất cả các cánh cửa trong không gian công cộng. Những tiện ích như nút bấm mở cửa sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho những người sử dụng xe lăn, và còn phù hợp cho những người không thể dễ dàng kéo cửa mở (đau tay chẳng hạn). Những thay đổi này cũng sẽ giúp những người đẩy xe và chở đồ nặng dễ dàng hơn.


Nhìn nhận một cách nghiêm túc vào không gian làm việc của bạn. Có lẽ một người sử dụng xe lăn có thể đi qua cửa trước, nhưng anh ta hoặc cô ta có thể vào tất cả các khu vực? Ví dụ người thuyết trình có thể đi lên sân khấu phòng hội thảo của bạn bằng xe lăn được không? 


Hãy rèn luyện bản thân để nhìn mọi thứ qua lăng kính khả năng tiếp cận các và bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ khó tiếp cận nơi làm việc của mình đấy.

3. Cân nhắc những người bị mù màu

Các chuyên gia chất lượng thường phân tích và trình bày dữ liệu và chúng tôi thường sử dụng mã màu để phân biệt giữa các biến và nhóm dữ liệu.


Tuy nhiên, có khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới bị mù màu và họ có thể không giải thích được các số liệu và đồ thị của bạn. Các trang web như Colblindor có thể phân tích số liệu của bạn để xác định cách bảng màu xếp chồng lên nhau so với các dạng mù màu. Thay đổi nhỏ này có thể làm tăng đáng kể khả năng truy cập dữ liệu của bạn từ những người mù màu.

4. Đừng đưa ra giả định

Mọi người ở mọi lứa tuổi và nhân khẩu học đều có thể bị khuyết tật, và thường khuyết tật của họ là vô hình. Không bao giờ đưa ra các giả định về khả năng hoặc nhu cầu của một người và không bao giờ bác bỏ chúng khi họ biện hộ cho bản thân hoặc yêu cầu bằng chứng về chỗ ở/ chỗ làm việc.

5. Tích hợp thời gian nghỉ giải lao thường xuyên

Tích hợp thời gian nghỉ giải lao thường xuyên

Đối với nhiều người khuyết tật hoặc rối loạn thần kinh (nghĩa là những người có khuyết tật về nhận thức thần kinh như tự kỷ, bệnh tâm thần và khuyết tật trí tuệ), việc nghỉ giải lao thường xuyên trong ngày sẽ làm tăng đáng kể năng suất và khả năng tiếp cận. Nghỉ giải lao cho phép thời gian xử lý, tránh xa môi trường kích thích cao, sử dụng nhà vệ sinh và đi bộ xung quanh nếu ngồi trong thời gian dài là điều khó khăn.


Mặc dù điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng loạn thần kinh, nhưng việc cho phép và khuyến khích nghỉ giải lao thường xuyên trong ngày sẽ có lợi cho tất cả mọi người. Trong thời đại có nhiều cuộc họp ảo như hiện nay, hãy đảm bảo rằng bạn đang lên lịch thời gian đệm giữa các cuộc họp.


Không ai cần phải đối mặt với những cuộc họp liên tục hàng giờ liền mà không có thời gian nghỉ giải lao

6. Cho phép làm việc từ xa, các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ

Cho phép làm việc từ xa, các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ

Làm việc từ xa có thể trở thành một chủ đề lớn và có thể gây tranh cãi, nhưng tất cả chúng ta đều xứng đáng có một nơi làm việc không gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Công việc từ xa mở ra cơ hội cho những người bị khuyết tật gặp khó khăn hoặc không an toàn khi rời khỏi nhà, chẳng hạn như những người bị dị ứng nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Công việc từ xa cũng có lợi cho những người có gia đình hoặc trách nhiệm của người chăm sóc.


Khi các doanh nghiệp cho phép làm việc từ xa, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn và sức khỏe cho nhân viên. Cung cấp thời gian ốm được trả lương và khuyến khích nhân viên sử dụng nó. Trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, bắt buộc phải đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật. Điều này sẽ bảo vệ tất cả mọi người, và doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những người đặc biệt tàn tật mà những đợt dịch bệnh có thể mang thêm nguy cơ cho họ cao hơn người bình thường.


Tác giả
Claire Hopkins là chuyên gia kiểm soát hệ thống chất lượng và tài liệu tại New England Biolabs ở Ipswich, MA. Cô nhận bằng cử nhân tiếng Anh và sinh học thực vật tại Đại học Vermont ở Burlington. Một thành viên của ASQ, Hopkins cũng là đồng chủ tịch của tiểu ban ASQ NextGen, thành viên của ủy ban Chương trình Kỹ thuật ASQ và là một kỹ sư chất lượng được ASQ chứng nhận.

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: