Tầm quan trọng của “Bộ bàn thờ” trong doanh nghiệp

“Bộ bàn thờ” - điểm quan trọng không thể thiếu của doanh nghiệp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lý do tại sao doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn sứ mệnh và cùng nhau soi “bộ bàn thờ của nhóm VN30”.

Bộ bàn thờ - Tầm nhìn/ Sứ Mệnh/ Giá trị cốt lõi là gì?

“Bộ bàn thờ” là cách chúng ta nói vui về bộ “Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi”, thường được viết tắt là VMC (Vision - MIssion - Core Values). Hiểu một cách đơn giản, đó chính là những lý do mà doanh nghiệp này tồn tại (sứ mệnh), doanh nghiệp sẽ làm gì, hướng tới đâu (tầm nhìn) và hoạt động dựa trên những nguyên tắc gì (giá trị cốt lõi).


Tầm nhìn: được hiểu là mục tiêu trong những năm tiếp theo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ kinh doanh lĩnh vực gì đạt được những thành tựu gì? Doanh nghiệp càng lớn thì tầm nhìn càng quan trọng vì nó là kim chỉ nam cho các mục tiêu của các đơn vị thành viên.


Hiểu đơn giản như thế này. Tầm nhìn của một doanh nghiệp bán điện thoại di động là họ trở thành tiệm có doanh số lớn nhất trong khu vực đó (vd: như là lớn nhất quận/ thị xã) sau 2 năm nữa. Mục tiêu này không quá khó và họ có thể tiếp tục duy trì kinh doanh và tăng cường một số hoạt động vận hành/ marketing để đạt được Tầm nhìn này. Nhưng khi Tầm nhìn của doanh nghiệp thay đổi, họ muốn trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất tại TP.HCM hoặc thậm chí là của Việt Nam sau 5 năm nữa. Lúc đó, họ sẽ phải thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, họ phải tiến hành các chiến lược tăng điểm bán để tăng độ phủ, huy động vốn để có nguồn lực mở rộng, tối ưu vận hành để có thể quản lý hàng trăm, hàng nghìn cửa hàng… và nếu bạn thấy hình dáng của Tập đoàn Thế Giới Di Động đang hiện ra, thì đó chính là sự khác biệt về tầm nhìn của TGDĐ và hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh thiết bị di động hơn 10 năm trước.

Sứ mệnh của một doanh nghiệp sẽ trả lời các câu hỏi: lý do doanh nghiệp tồn tại? Doanh nghiệp này mang đến những giá trị gì/ giải pháp gì cho xã hội, khách hàng, đối tác, nhân viên và cổ đông? Nếu không có doanh nghiệp này thì sao? 


Một doanh nghiệp thông qua việc giải quyết các vấn đề, các nhu cầu sẽ tạo ra giá trị. Giá trị đó sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, sứ mệnh của doanh nghiệp cũng không phải phát ngôn để PR quảng cáo mà đó chính là những việc mà doanh nghiệp sẽ làm, sẽ đem lại cho các đối tượng liên quan.


Và cuối cùng, giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và giá trị mà các thành viên doanh nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ và ứng xử. Giá trị cốt lõi là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp 


>>Tham khảo bài viết:
Hãy dừng ngay việc hiểu sai về Văn hóa Doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần “bộ bàn thờ” ?

Ba lý do cơ bản mà doanh nghiệp sẽ cần xây dựng VMC:


  • Là sự thống nhất về đích đến của doanh nghiệp trong vòng 3 năm/5 năm/10 năm (về ngành nghề chính/ vị thế/ thị trường…) để hướng các hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch vào mục tiêu này. Với các doanh nghiệp, việc liên tục thay đổi, mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh và thậm chí là ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh là điều bình thường. Chúng ta hãy nhìn lại sự phát triển của các doanh nghiệp có lịch sử lâu năm để có một số ví dụ: Tập đoàn VinGroup, khởi nghiệp không hề làm về bất động sản, cũng không làm điện thoại hay xe hơi. Ngân hàng số một thế giới về dịch vụ ngân hàng thanh toán là JP Morgan Chase khởi đầu là một doanh nghiệp làm về đường ống nước. Do đó, việc xác định doanh nghiệp sẽ làm gì và không làm gì trong một khoảng thời gian sẽ là điều quan trọng để các thành viên cùng định hướng và xây dựng những kế hoạch phù hợp.
  • Thể hiện trình độ về quản trị và tham vọng của doanh nghiệp. Nếu được làm một cách chuẩn chỉnh, tầm nhìn sẽ thể hiện rõ sự quan tâm của chủ doanh nghiệp hoặc nói rộng ra là ban lãnh đạo doanh nghiệp về định hướng của doanh nghiệp. Trong từng giai đoạn, việc thay đổi và lựa chọn Tầm nhìn phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn ra những chiến lược phù hợp. Và đây chính là công việc chính sẽ chiếm tới 80% thời gian của ban lãnh đạo doanh nghiệp với vai trò là những người lèo lái và dẫn dắt sự phát triển của tổ chức. Một tầm nhìn mông lung (vd: trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu của Việt Nam) sẽ nói lên là doanh nghiệp chưa có sự đầu tư vào hướng đi cũng như sẽ chưa có các bộ chiến lược được xây dựng. Một tầm nhìn quá xa vời không thực tiễn cũng sẽ không được sự đồng thuận của các thành viên trong tổ chức, cụ thể là quản lý và nhân viên. Điều này thể hiện rằng trình độ quản trị (hoặc mức độ trưởng thành) của doanh nghiệp còn hạn hệ. Việc này dẫn tới việc không có niềm tin vào những kế hoạch được đặt ra.
  • Cuối cùng, VMC sẽ nói lên những giá trị mà doanh nghiệp sẽ tạo ra và những tính cách, đặc thù nổi bật của những con người trong tổ chức này. Những con người có những điểm chung giống nhau này sẽ cùng tạo ra một môi trường làm việc đặc thù khác với những tổ chức khác và hình thành nên văn hóa của tổ chức. Đây chính là những đặc tính mà những con người của tổ chức phải có để tổ chức có thể hoàn thành được Tầm nhìn.


Một ý nữa mà các doanh nghiệp cần nắm. Đó là bộ VMC sẽ có tối thiểu 2 phiên bản. Một phiên bản ngắn mà chúng ta thường thấy trên trang web của các doanh nghiệp. Một phiên bản đầy đủ sẽ 


Trong các doanh nghiệp VN30 đã có những doanh nghiệp nào làm tốt VMC


Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chỉ có 4/30 doanh nghiệp nằm trong VN30 (top 30 doanh nghiệp lớn nhất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) xây dựng “bộ bàn thờ” một cách chuẩn chỉnh nhất, được hiểu là rõ ràng và đúng kỹ thuật. Con số này cũng phản ảnh một thực trạng đó là: các doanh nghiệp không hiểu rõ tầm quan trọng của VMC và đang nhìn VMC dưới góc độ là một khẩu hiệu mang tính truyền thông.


Những doanh nghiệp đã làm rất tốt VMC đó là:

  • Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG): Không bất ngờ, đây là một doanh nghiệp có ban lãnh đạo rất quan tâm và đầu tư nhiều về chiến lược. MWG còn được sự tư vấn từ nhiều cổ đông như Mekong Cap, Best Buy…
  • Tổng công ty Bia Sài Gòn Sabeco (SAB): sau khi cổ đông Thái Lan mua lại. Việc quản trị đã được cải thiện rất nhiều.
  • Ngân hàng Công Thương (CTG): Một trong những ngân hàng có sự chuyển mình rất tốt trong những năm vừa qua và có nhiều chương trình đào tạo nổi bật cho đội ngũ lãnh đạo.
  • Tập đoàn FPT: Là một trong những tập đoàn công nghệ, giáo dục hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ lãnh đạo gồm nhiều người có trình độ cao. Đây cũng là lý do dễ hiểu khi FPT làm rất tốt VMC.

Còn lại, các doanh nghiệp lớn gồm cả các tập đoàn Vingroup, Novaland, ACB, MSN, VNM… cũng chưa có một phát ngôn tầm nhìn rõ ràng. 


Ngoài tầm nhìn, sứ mệnh và Giá trị cốt lõi hiện nay đang được các doanh nghiệp VN30 làm rất tốt với 27/30 doanh nghiệp đã công bố sứ mệnh, GTCL rất bài bản và đúng kỹ thuật.

AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: